↓↓ Đọc Truyện Hồi Ức Mang Tên Em Subinleo Full
Pupy (Admin) 00:01, 16/09/2016 |
#1 |
- Bé Anh phải không?. – Bà ngước nhìn cô cháu gái của mình.
- Dạ, con nè ngoại.
Nhỏ Lam lúc này nước mắt tuôn trào làm tôi cũng hơi bùi ngùi xúc động.
- Con bé này, đi đâu biệt tích mấy năm trời, làm suýt nữa ta không nhận ra con đấy.
Nhỏ Lam xà vào lòng bà được bà vuốt mái tóc, miệng cười tươi nhưng mắt cũng long lanh nước mắt.
- Ngoại ơi!. Ngoại có nhớ bạn kia không?. – Nhỏ Lam ngẩn đầu dậy chỉ tay về phía tôi.
- Cháu là?. – Bà ngoại nhỏ Lam nhìn tôi hồi lâu.
- Cháu của ông Ba Nhựt đấy bà ạ!. Hồi lúc nhỏ hay qua chơi với cháu còn được bà hay cho quà bánh đấy ạ!.
- À, ta nhớ rồi có phải thằng cu Bin không?. – Bà quay ra hỏi tôi.
- Dạ phải, nhưng sau bà biết cháu ạ?. – Tôi ngơ ngác mặt dù được nhỏ Lam chỉ đúng tên ông nội mình.
- Bộ con quên bà già này rồi sao?. Năm nào nó còn nhỏ mà giờ lớn tướng thế này rồi, không khéo nó thực hiện lời hứa với con liền đó “Anh” ạ.
- Ngoại này, kì ghê. – Nhỏ Lam đỏ mặt phụng phịu..
- Bà có phải bà Năm không ạ?.
Trong trí nhớ tôi, có một người bà khi xưa luôn cho tôi quà bánh mỗi khi tôi cùng lũ nhóc chạy nhảy trên những cánh đồng. Bà luôn là người chữa cho tôi mỗi khi tôi bị thương vì bất cẩn không giám về nhà vì sợ bị đánh. Bà là một người bà tuyệt vời với tôi, tuy không phải là họ hàng nhưng trong tim tôi cũng yêu quý bà lắm.
- Ta đây. – Bà mỉm cười phúc hậu, nụ cười này của bà tôi mãi không quên.
- Bà!.
Sống mũi tôi cay cay, nước mắt từ khóe mắt từng giọt rượt đuổi nhau ngã lăn dài trên má tôi.
- Thằng nhóc này, giờ này con mới nhớ ta là ai sao?. – Bà mỉm cười khẽ cóc cái trán tôi.
- Dạ, con hư quá. – Tôi cũng cười.
Lúc này trước mắt tôi bà vẫn là một người bà năm nào, còn tôi thì là một cậu nhóc năm tuổi tươi cười vui vẻ.
- Bé “Anh”, mày dẫn thằng Bin đi thăm quê hương mình lại đi, nó đi cũng 10 năm rồi chứ ít gì, để coi nó cảm nhận quê mình với thành phố nơi nào đẹp hơn.
- Khỏi cần so sánh bà ạ, quê mình luôn đẹp mà. – Tôi cười xòa.
- Mình đi thôi, chào bà con đi ạ!. Trưa con về phụ bà nấu cơm. – Nhỏ Lam kéo tay tôi chạy đi.
Trên con đường đất đỏ, mùi hoa sữa sọc vào mũi tôi, nhẹ nhàng, mê li, cuối con đường đất đỏ là một cánh đồng lúc bát ngái muôn vàng, nhìn ruộng lúa bao la thích thú tôi men theo con đường trên những thửa ruộng vừa đi vừa đưa tay nâng nhẹ những bông hoa lúa hay những cây lúa vàng chưa đựng những hạt gạo thơm lừng, gió thoáng qua thì cây lúa nghiêng mình vẫy gọi cười tươi cùng gió. Bầu trời trong xanh nhưng ánh nắng nhẹ nhàng, những ngày cuối đông không quá nóng nhưng là rất lạnh. Tôi có thể cảm nhận từ lòng bàn tay những giọt sương trên những bông lúa đang thấm và lăn dài trong lòng bàn tay, mát lạnh cả da thịt.
- Lúc trước mình và cậu hay chạy nhảy nơi đây nè, bị những cô chú nông dân gặt lúa mắng hoài. – Nhỏ Lam cũng tươi cười nói trong gió, tay cũng đưa lướt nhẹ trên từng bông lúa.
- À ừ.
- Chiều mình sẽ dẫn bạn đi một nơi này, đảm bảo sẽ thích luôn.
- Sao không đi bây giờ?.
- Hihi, ăn cơm trưa xong mình sẽ đi còn giờ mình về nhà làm diều đi. Mình muốn thả diều.
- À ừ.
Tôi cùng nhỏ Lam rời khỏi cánh đồng lúa bát ngát kia và đi vào một khu chợ nhỏ để mua sóng lá. Sóng lá là một loại cây dẻo rất thích hợp để làm diều hay buột những bó rau, trên thành phố họ cũng có bán nhưng chỉ số ít bọn con nít tụi tôi mua để làm diều và làm cần câu cá mà thôi. Còn ở dưới quê thì sóng lá rất được mọi người tin dùng và sử dụng rộng rãi. Rời khỏi chợ, trên tay tôi có sáu thanh sóng lá dài, giờ chỉ cần việc về nhà bà và làm thành những con diều đầy màu sắc. Đường từ chợ về đến nhà cũng là một con đường đất đỏ, ở miền quê nhưng khu làng như thế này thì có rất ít đường nhựa, đường nhựa thì chỉ có ở những đoạn đường giao thông chính còn những ngỏ ngách vào làng thì chỉ một màu đất đỏ.
Về đến nhà bà, nhỏ Lam bầy ra những vật liệu để làm một con diều, tôi thì lo đi tìm thêm những túi ni-lon để làm phần đầu còn bao xi măng để làm phần đuôi, gì chứ bao xi măng mà đuôi diều là số một. Ngồi cặm cuội trước sân, nhúng nước sôi một chút cho những cây sóng lá dẻo thật dẻo để dễ dàng uốn quanh chúng thành vòng cung.
Vọt thêm một chút cho vừa đủ dùng rồi dùng băng keo dáng những cây sóng lá làm sường của con diều, đầu con diều tôi dùng một bao ni-lon lớn rồi cắt thành hình vuông, rồi dựng xéo cái hình vuông ấy lại như hình thoi rồi căn phần đầu diều bằng những sường cung.
- Cái này xài được không Bin?.
Từ lúc đi chợ về thì nhỏ không còn gọi tôi là bạn nữa mà thay bằng tên, tôi hỏi tại sau thì nhỏ nói hồi nhỏ thường gọi vậy. Lúc đó tôi cũng thắc mắc rằng nhỏ Lam là ai nhưng nhỏ Lam không trả lời nên tôi cũng đành thôi.
- Cái gì vậy?.
- À những cuộn băng cát xét củ ấy mà, cái này ngoại nghe không được nữa nên mình lấy.
- Ờ.
Tôi cũng định hỏi bà có những cái băng cát xét nào bỏ không thì lấy làm tai diều và duôi nhỏ của con diều nhưng nhỏ làm đã lấy ra rồi, tiện ghê.
Tôi loay hoay với hai con diều, cắt cái bao xi măng lúc nãy kiếm được ở nhà hàng xóm nói thẳng ra là trộm ấy chứ. Cắt bao xin măng ra thành những sợi dây dài rồi kết chúng cùng vài sợi dây của cuộn băng cát xét cho nó một chút gì đó vui tai khi thả lên cao. Tôi hoàn thành con diều chỉ trong 20 phút đồng hồ, chỉ còn việc dùng dây cước xỏ qua hai chiếc lổ nhỏ đã đục sẵn tạo thành một hình tam giác vuông rồi cột cước thả vô nữa là xong mà quan trọng là tôi chưa mua cước nữa.
- Mình với ngoại đi chợ nhé, Bin ở lại coi nhà nha, có gì bán hàng phụ bà luôn, giá tiền từng món có ghi trong cuốn sổ nhỏ trong ngăn tủ ấy. – Nhỏ Lam cười tươi dặn dò tôi rồi đội chiếc nón lá đi ra khỏi cửa.
- Biết rồi, à nhớ mua cước luôn nhé.
- Mình nhớ rồi. Hihi.
Dựa lưng vào cái cửa nhà ngắm nhìn bụi hoa dâm bụt đang đỏ thâm thấp thoáng trong những chiếc lá xanh mơn mỡn.
Dưới sân thì đàn gà lúc nãy đang cùng nhau kiếm ăn, thỉnh thoảng có một vài chú gà con dành dựt với nhau một thứ đồ ăn gì đó mà cô gà mẹ vừa tìm được, rồi khi có một chú gà con dành được thì các chú còn lại rượt chú ấy để dành miếng ăn, trò chơi rượt bắt cứ diễn ra nô nức khắp sân nhà, các chú gà con cứ vô tư đùa giỡn chỉ có cô gà mẹ là đang hì hục bới đất lên kiếm miếng ăn.
Thoáng những hình ảnh con vật thì chúng đều mang một thông điệp đến con người, nhìn những lũ gà con như thế, cứ vô tư chơi đùa mặt cho mẹ mình vất vả để kiếm được miếng ăn phải vất vả như thế nào. Tôi thoáng thấy nhớ và thương mẹ tôi quá!. Mẹ lúc nào cũng thức dậy sớm để đi làm đến tận khuya mới về, tối tối khi ngủ ở nhà thì tôi là người hay mở cửa khi nghe có tiếng xe mẹ về và mẹ chào tôi với một nụ cười, cứ ngày qua ngày như vậy tôi chợt nhận ra mái tóc đen ấy đã điềm rất nhiều sợi bạc trắng. Có nhiều lúc tôi vô tư không biết rằng trong đêm tối mẹ cũng thường phải thức rất khuya để kiểm tra lại sổ sách một cách cận thận rồi mới đi ngủ, những lúc ấy thường thì đã gần 2 giờ sáng.
Lấy một miếng bánh mà lúc nãy nhỏ Lam có đưa cho tôi bẻ nhỏ rồi ném ra ngoài sân cho lũ gà con, thấy thức ăn thì chúng đỗ xô lại mà dùng những chiếc mỏ hồng hồng nhỏ bé xinh xinh mổ liên hồi xuống những mẩu bánh. Những tiếng kêu chi chít vang lên trong khoảng sân rộng tạo nên một thứ âm thanh nhỏ bé vui tai. Làng quê lúc nào cũng yên bình, vì lúc này những người dân trong làng thường thì đã ra ngoài ruộng hay ra chợ để buôn bán, chỉ còn một số thành phần người già ngồi lại với nhau mà buôn chuyện.
Ngồi nhìn xung quanh rồi chỉnh lại hai con diều thì nhỏ Lam cùng bà về. Tôi cũng được nhiệm vụ ngồi lặt bó rau muống mà bà mua về, chỗ tôi lặt thì cũng có vài chú gá con lảng vảng để chờ đợi tôi ném những lá hay ngọn rau bị sâu không ăn được cho chúng, mỗi lần như vậy chúng lại thích thú tranh giành nhau những lá rau rồi rượt nhau chí chóe. Một lúc thì nhỏ Lam cũng lặt phụ tôi:...