pacman, rainbows, and roller s
NarutoVN

Welcome To NarutoVN

Home > Forum >
Search | View: (1)

↓↓ Truyện Hay Tôi, Em - 2 Thế Giới Voz Full

* Pupy (Admin)
* 00:01, 16/09/2016
#1

Sinh ra với nhiều mong chờ…có lẽ tôi cảm nhận vậy. Ngày bé rất được cưng chiều. Cho dù bố mẹ cũng đánh đòn nhiều, đặc biệt là bố. Tôi còn nhớ có những ngày trời đông, bố lấy thanh tre đánh vào chân tay 3 chị em khi phạm lỗi mà đến cả 2 tuần cũng chưa lành. Mỗi lần đi chơi về mà thấy bố đã ở nhà là biết tự giác lấy roi ra để ở góc nhà để tí bố xử…nói chung là sợ bố hơn cả sợ cọp. Mỗi lần bữa cơm, không ai dám nói trái ý bố. Bố cũng uốn nắn tôi theo cách của riêng mình…Câu nói quen thuộc của Bố mà Tôi vẫn luôn nhớ là: “ Mày cũng đi học như chúng nó. Tiền bố mẹ chúng nó đóng thế nào Tao cũng đóng như thế. Tại sao chúng nó học được như thế mà mày không làm đc ”…
Tình thương của bố dành cho tôi, có lắm lúc hạnh phúc, lắm lúc lại thấy ngột ngạt bức bối và muốn thoát ra. Lúc tôi 3 tuổi, bố đã mang về cho cuốn truyện đô rê mon đầu tiên, cũng là cuốn truyện tranh đầu tiên tôi được xem…4 tuổi tôi bố dậy hết các phép tính. Ngày nào trước khi đi làm bố cũng viết ra khoảng 100 dẫy phép tính để tôi làm. Có lẽ chính nhờ điều đó mà sự ham học của tôi đã bắt đầu sớm, ham tìm hiểu ham đọc khi những năm đi học đầu đời bắt đầu. Tôi đã học bằng suy nghĩ của một đứa trẻ, học để biết…Dành những giờ ra chơi để làm hết bài tập toán, say mê những cuốn sách văn đầy mơ mộng và ảo tưởng ko thực tế. Một thằng bé từng khóc khi đọc lại bài thơ gì mà nhớ được mấy câu “ Ông bị đau chân, Cái Chân nó Tấy…”…rồi đọc rất nhiều sách văn của các lớp trên. Tôi nhớ mình từng rất thích thú mỗi lần đọc sách Kể Chuyện, sách Văn Học của Chị…có thể vậy mà suy nghĩ có lúc thấy cuộc sống nó quá hồng nó quá sách vở chăng?
“Ngày đầu tiên đi học mẹ dắt tay đến trường em vừa đi vừa khóc…” Còn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên ngồi sau yên xe đạp mẹ đèo tới trường. Cảm giác lạ lẫm, vui mừng chứ ko sợ sệt điều gì. Tan giờ học đã thấy mẹ ở ngoài cửa, ra cổng trường mua cho cây kem 200đ (lúc ấy kem rẻ nhất là 100đ – loại kem đen đầy đường phên, kem 200đ màu trắng, có trộn thêm dừa, kem 1000đ là kem cao cấp, có socola ngoài là đen của socola, trong là xanh màu cốm)…Nhớ cái lần đầu tiên theo bạn để tự đi một mình về nhà, dù nhà tôi chỉ thẳng đường tới trường là tới nơi.
Cái trò hồi còn lít nhít lũ trẻ con hay làm là thưa cô giáo, thưa mọi điều, bất cứ gì mà mình thấy sai trái. Hình như thưa cô nhiều là được khen hay sao ấy. Có lẽ cái suy nghĩ về điều đúng và sai của trẻ con thật đơn giản, chẳng như người lớn…nhưng cuối cùng nó cũng sẽ bị thời gian, bị cuộc sống làm thay đổi. Có những thứ ko sai, cũng chẳng đúng…hoặc có những thứ thấy sai mà vẫn bảo đúng và ngược lại.
Cứ thế chầm chậm trôi qua…trải dài là những kí ức vụn vặt. Bởi dường như nó là bình thường, con người ta chỉ nhớ những gì đẹp nhất hay đau khổ nhất thôi. Có lẽ những gì tôi nhớ, nó chỉ là phần rất nhỏ của 1 thời thơ ấu, đẹp đẽ, ít vẩn đục mà ai cũng muốn quay lại…ai cũng muốn mình là hành khách trong chuyến tàu về với tuổi thơ
Nhà có 2 chị nên có lẽ tôi nhàn nhất. Nên chả biết làm gì ngoài chơi…Mẹ lúc ấy chăn lợn, mà chăn lợn muốn lãi nhiều phải đi lấy rau về chăn. Rau ở đây thường là loại dau dền mọc ở ruộng rau, hoặc là những lá rau mà người ta bỏ đi (sâu, héo)…Nhớ những lần đi lấy rau cùng 2 Chị. Mang theo 1 cái làn to, đi khắp các ruộng sâu trong làng của thổ (ở trên mình gọi tày nùng là thổ)…những lần bị họ vác gậy ra đuổi vì sợ lấy rau họ trồng, nhớ cái mùi nồng hôi của những hố sh*t lộ thiên để làm phân bón xanh mà ko cần ủ. Để khi về nhà lại phải nhặt lại, băm, nấu cám cho lợn. Vất vả mà chẳng được bao nhiêu vì có lẽ mẹ nuôi không khéo hay ông trời chẳng thương nhà tôi. Khi thì ốm, khi thì còi. Lần cuối cùng mẹ nuôi lợn được béo thì bị người ta lừa mua mà không trả tiền…
Bộ phim mà tôi nhớ nhất tuổi thơ có lẽ là First Love 1996. Xem được vài tập vì họ toàn chiếu vào buổi chiều lúc tôi đi học. Rồi là hoạt hình Sailormoon, cứ mỗi lần đang trên đường đi học về…nghe cái tiếng quảng cáo quen thuộc hình như của JVC hay sao ấy là ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh về nhà để xem. Chị cả thì nghĩ ra cách kinh doanh , photo đen trắng khổ to các đecal có hình nhân vật phim hay hoạt hình ra rồi bán…Nhắc đến chị cả, có lẽ chị là người khổ nhất trong 3 chị em. Chị giống bố nhất nhưng lại khắc tính với bố nhất. Cho đến lúc này tôi cũng chẳng hiểu tại sao lúc chị đỗ khối B (nộp hơn 1 chút tiền) THPT mà bố lại ko cho đi học tiếp. Dù rất nhiều người đã đến nói đỡ cho chị, dù lúc ấy gia đình cũng chẳng khó khăn đến nỗi không thể cho chị đi học. Trong 3 chị em, chị là người va vấp với cuộc sống bên ngoài sớm nhất…Chị rất khéo, chi chít hoa tay. Tôi rất thích nhìn chị tỉ mẩn vẽ những hình vẽ trên giấy, nịnh khéo để chị vẽ hộ bài tập Mĩ Thuật…Buồn cười ở chỗ tôi gọi chị cả là chị nhưng lại xưng mày-tao với chị 2, có lẽ vì chị hay mách tội của tôi với mẹ.
Chị 2 nhỏ người, hay tị nạnh và đánh nhau với tôi nhất. Tôi từng ao ước chiếm đoạt được bộ sưu tập đecal mà chị dấu rất kĩ…Học cấp 1, chị học lớp 5, tôi lớp 1. Sáng thứ 5 có họp giao ban nên các khối học 1 ca buổi sáng, Tôi và chị 2 hay đến quán cơm của bà nội. Quán của bà có cô và chú ruột tôi hộ làm…Rồi cũng chính những lần ấy, chính tôi đã phát hiện có cả một đống xi lanh được giấu trên ống tre ở nóc quán…đem truyện ấy về kể cho bố mẹ, họ không tin. Một thời gian sau thì mới vỡ lẽ những buổi đêm ở lại trông hàng thì chú út thường tụ tập bạn bè chơi bời và sinh nghiện hút từ đó. Giao thừa năm 2000, chú út uống rượu xong đi chơi cùng bạn, bị ngã mặt bị cầy lật hết cả mũi…Từ một người điển trai có tiếng giờ chi chít sẹo, có nói là Frankenstein cũng tương xứng. Chú chán đời nên càng chơi bời, bỏ mặc tất cả, nghiện nặng nhưng ko dính bệnh…hiện tại vẫn sống nhưng vật vờ chả khác thây ma là mấy. Chú cũng từng lấy vợ, cũng từng có con nhưng tất cả đã ra đi chỉ vì không thể sống chung với 1 thằng nghiện mà đủ thuốc thì nói hay như sáo, hết thuốc thì tìm mọi cách lươn lẹo, trộm cắp, đe dọa để lấy tiền mua thuốc. Nhưng có lẽ Tôi vẫn rất quý chú, nhớ ngày trước chú là công nhân xưởng giày. Tết nào chú cũng dành tiền lương mua giầy tặng hết thẩy mấy đứa cháu…Rồi có lần đi cắm trại mà ko dám xin tiền Bố, chú biết nên đã cho, mặc dù lúc ấy Tôi biết chú làm xe ôm, nghiện và rất khó khăn. Cưới chị cả, Tôi còn nhớ chú dù uống say nhưng vẫn nhớ xin cái xốp hoa cưới về cho con gái chú vì chú đã hứa với nó.
Ở trên tôi, hầu như thanh niên từ khoảng 1970 đến 1980 đều chết vì SIĐA gần hết do nghiện ngập…Ma túy như 1 cơn dịch càn quét qua khắp nơi, khiến các mái nhà đã tiều tụy nay càng xác xơ hơn. Có nhà cả 3 anh em đều nghiện và chết sớm…Ra ngoài đường thì kim tiêm dính máu vứt đầy đường, nhà tôi gần Ga nên càng nhiều hơn nữa. Có lúc nghĩ lại cái cảnh chân đất đi đá bóng ở bãi cỏ mà loáng thoáng đâu đây vẫn đầy kim tiêm mà sợ…
Bố hay đi chạy hàng đêm…thường là lúc 4-5h sang mới về. Lần nào bố về thì mẹ mới ngủ yên giấc được và lần cuối cùng bố đi chạy hàng là năm tôi lớp 5. Bố bị tai nạn, bị gẫy đùi và từ đó chân thành tật nên xoay trở kém đi, không còn đi hàng được nữa mà chuyển sang buôn bán nhỏ. Bố bị Quản Lí Thị Trường dùng xe dân sự đuổi và chèn ngã, tuy nhớ số xe nhưng do họ bao che cho nhau nên bao nhiêu thiệt thòi đổ về gia đình tôi hết. Tôi nhớ lúc đến viện với bố, chân bố sưng gấp 2 lần, chiếc quần đùi đẫm máu. Bật khóc ko biết vì sợ hay vì thương bố…Ngày đó chắc nếu ko nhanh tay đút cho họ vài triệu ở viện thì chắc bố đã phải cưa chân vì sự chậm trễ, tác trách ở cái bệnh viện tỉnh này. Từ sau khi tẩu tán hết tiền làm nhà vào đề đóm, dường như bố ân hận lắm. Bố ham làm mà để đến nỗi như này: (, lúc đóng đinh xong cái chân gẫy…gần đến lúc bỏ cố định nẹp, bố đã buộc cả gạch vào chân để tập hồi phục sớm khiến cái chân sưng tấy. Khỏi chân, tính bố càng khó chịu và độc đoán hơn nữa…có lẽ vẫn nhớ những trận đòn lằn vết hết cả chân tay mà phải cả tuần sau mới hết dấu vết. Rồi cái đợt bố quyết định đi buôn phong lan khô – loại dùng làm thuốc, cũng thất bại…bạn buôn cùng thì trước khi đi nói bố cứ bỏ trước chi phí đi lại ăn ở, sau sẽ lấy tiền trả lại bố. Vậy mà sau đó…tất cả tiền vốn đều đổ vào Bố, mắc nợ nhiều người....
« Trước1234...13Sau »
Cùng chuyên mục
Chưa có bài viết
Bạn đã xem chưa?
Chưa có bài viết
twitter - facebook
BBCode:

Link:
Trang chủ - Giới thiệu - Điều khoản - Chính sách - Liên hệ