Duck hunt
NarutoVN

Welcome To NarutoVN

Home > Forum >
Search | View: (1)

↓↓ Truyện Còn Chút Gì Để Nhớ - Nguyễn Nhật Ánh

* Pupy (Admin)
* 00:01, 16/09/2016
#1

- Dậy đi chú em! Tới nơi rồi!
Tôi giật mình mở choàng mắt. Đợi hành khách xuống gần phân nửa, tôi lật đật chui ra.
Bến xe đông nghịt người. Quán xá chen chúc cả dãy dài. Hàng rong khắp nơi, tiếng rao inh ỏi. Trong khi tôi đang ngơ ngác trước cảnh tượng náo nhiệt thì đám xích- lô bu lại. Cả chục giọng chào mời:
- Thầy Hai đi đâu, lên xe tui chở về!
Tự dưng được thiên hạ kêu “thầy”, tôi vừa thinh thích vừa thấy ngồ ngộ. Trong khi tôi đang phân vân, chưa biết nên đi xe nào thì một anh thanh niên vẹt đám người bước tới giật chiếc va- li trên tay tôi rồi phăng phăng chạy đi.
Tôi đớ người tính la lên, bỗng anh thanh niên quay cổ lại kêu tôi trong khi chân vẫn tiếp tục rảo bước:
- Thầy Hai lại đây, tui chở về!
Không biết làm sao, tôi đành phải vội vã đuổi theo anh xích- lô quỷ quái nọ, trong bụng đã bắt đầu thấy ớn cái đất Sài Gòn. Đuổi theo tôi là những tiếng chửi lằm bằm của đám xích- lô bị giựt mối.
Anh xích- lô một tay đẩy xe một tay đưa va- li cho tôi:
- Thầy Hai ngồi ôm va- li còn cái túi trên vai thầy Hai đưa đây, tui để trên càng xe!
Đỡ lấy cái túi xách trên tay tôi, anh xíxh- lô bỗng la lên:
- Chết mẹ! Tụi lưu manh nó rạch cái túi của thầy Hai rồi! Thầy coi lại thử có mất thứ gì không!
Tiếng la của anh xích- lô làm tôi bàng hoàng. Tôi cầm lấy cái túi xách và điếng hồn khi thấy một đường rạch dài chạy suốt bên hông. Tôi lật đật cái túi xách xuống, mở ra xem. Cũng may là quần áo tiền bạc tôi bỏ trong va- li. Túi xách chỉ đựng toàn bánh trái, nên bọn lưu manh chẳng lấy được gì, chỉ tiếc là tiếc cái túi.
Nhét chùm bánh ít bị lòi ruột vào lại trong túi, tôi lặng lẽ leo lên xe, trong lòng vừa hậm hực vừa lo âu.
- Thầy Hai về đâu?
Bây giờ tôi mới nhớ là mình chưa nói địa chỉ của dì Ba, nơi tôi sẽ ở trong thời gian tới, cho anh xích- lô biết. Dì Ba là chị của mẹ tôi. Dì theo chồng vào Sài Gòn đã gần mười lăm năm nay. Hồi đó tôi còn nhỏ nên hình ảnh dì tôi chỉ nhớ loáng thoáng. Còn dượng Ba thì tôi chưa gặp lần nào, tôi chỉ biết dượng Ba qua thư từ và qua lời mẹ tôi kể.
Tôi nói địa chỉ nhưng dường như anh xích- lô không nghe ra. Anh ta lại hỏi:
- Thầy Hai về đâu?
Tôi lại trả lời. Anh ta vểnh tai nghe xong lại lắc đầu:
- Thầy nói giọng khó nghe quá! Thầy nói đường đó là đường gì?
Cảm thấy lúng túng và mắc cỡ khi phải lập lại lần nữa, tôi liền rút tờ giấy ghi địa chỉ đưa cho anh ta.
Xem xong, anh ta gật gù:
- À, té ra thầy về đường Bà Hạt. Bà Hạt mà khi nãy thầy nói tui nghe không ra!
Xe chạy lòng vòng. Tôi ngồi ôm cứng cái va- li trước ngực như sợ ai giựt mất.
- Hình như thầy mới tới đây lần đầu?
Anh xích- lô vừa đạp vừa lân la hỏi chuyện.
Tôi gật đầu.
- Phải lần đầu không thầy?
Anh xích- lô lại hỏi. Tôi sực nhớ ra anh ta không thấy cái gật đầu của tôi, liền đáp:
- Dạ.
- Tôi đoán là thầy vô đây đi học?
- Dạ.
- Dòm cái tướng thư sinh của thầy là tui biết liền! – Rồi anh ta khịt mũi, nói tiếp – Sống ở cái đất này thầy phải coi chừng, bọn cướp giựt trộm cắp đầy rẫy, nhất là ở các bến xe, chợ búa. Mà tướng thầy thì khù khờ…
Lời nhận xét của anh xích- lô khiến tôi đỏ mặt. May mà anh ta không nhìn thấy.
- Tụi nó rạch lúc nào lẹ quá! – Tôi nói.
- Dễ ợt chớ có khó gì đâu, thầy! Tại thầy không biết đó thôi! Ôm trước ngực tụi nó còn rạch được nũa là đeo trên vai. Tụi nó chỉ cần đeo chiếc nhẫn có cạnh nhọn rồi giả bộ chen lấn, áp sát cái mặt nhẫn vô túi xách của thầy. Thầy quay qua quay lại là “rẹt” một cái liền.
Nghe anh ta nói, tôi nghe lạnh sống lưng. Bọn chúng chơi kiểu đó trời chưa chắc đã biết, huống hồ chi một kẻ “khù khờ” như tôi.
Mải nghĩ đến những chuyện u ám đó, tôi chẳng còn đầu óc đâu ngắm cảnh phố phường. Dù vậy, những đường phố thênh thang rộn rịp xe cộ, những toà buynđding cao ngất hai bên đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp. Thật khác xa các tỉnh lỵ, các thị trấn khiêm nhường ở quê tôi. Nhất là khi đi ngang Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một giao lộ chằng chịt với cơ man người xe qua lại.
Lát sau, xe rẽ vào một con đường nhỏ và dừng lại trước một con hẻm.
- Tới rồi, thầy Hai.
Tôi bước xuống đất, miệng hỏi:
- Anh lấy bao nhiêu tiền?
Anh xích- lô đỡ cái túi trên càng xe đưa cho tôi:
- Dạ, thầy Hai cho năm trăm.
Tôi chẳng biết mắc rẻ ra sao, cứ móc tiền đưa đại. Đối với tôi lúc này, về được tới nhà là yên tâm lắm rồi, khỏi phải sợ gặp rắc rối dọc đường.
Chap 3:
Gọi là hẻm nhưng con đường dẫn vô nhà dì BA là một khoảnh sân tráng xi- măng của một căn nhà nằm thụt sâu bên trong. Khoảnh sân chạy dọc theo hông của một dãy nhà bề thế và đủ rộng cho xe ô- tô đi lọt.
Đi hết khoảnh sân dài độ ba chục mét, đụng phải căn nhà phía trong, quẹo phải là tới nhà dì tôi.
Khác với những tòa nhà lộng lẫy tôi vừa thấy ngoài phố, căn nhà của dì tôi trông có vẻ đơn sơ, mái tôn, vách gỗ, các phòng trong nhà ngăn bằng ván ép. Sau này tôi mới biết dì không có nhà riêng. Căn nhà hiện ở là căn nhà dì thuê của chủ tòa biệt thự bề thế đằng trước.
Sau khi đã nhìn kỹ biển số nhà gắn trước cửa, biết chắc là mình không lầm, tôi rụt rè bước chân qua ngường cửa.
Ngồi trên đi- văng đằng trước là một người đàn bà đứng tuổi, mặt mày có vẻ phúc hậu. Tôi ngợ không biết đó có phải là dì Ba không.
Thấy điệu bộ lớ ngớ của tôi, người đàn bà hỏi:
- Cháu tìm ai?
Tôi đặt túi xách và va- li xuống đất, lễ phép thưa:
- Dạ thưa dì Ba…
Người đàn bà mỉm cười ngắt lời tôi:
- À, tìm dì Ba hả? Bác không phải là dì Ba! Bác là bác Tám nhà hàng xóm!
Nói xong, bác Tám quay vô trong, kêu lớn:
- Dì Ba ơi! Có khách tìm dì nè!
Lát sau, dì Ba đi ra. Mặc dù đã lâu không gặp dì nhưng không hiểu vì sao vừa trông thấy dì tôi nhận ra ngay những nét quen thuộc. Dì có khuôn mặt tròn, đầy đặn, nụ cười cởi mở. So với hình ảnh trước đây của dì trong đầu tôi thì dì mập ra nhiều.
Tôi chưa kịp chào, dì đã lên tiếng:
- Cháu là Chương phải không?
Tôi trố mắt:
- Dạ! Ủa sao dì biết?
Dì cười:
- Ba cháu có đánh điện cho dì, nói là cháu sắp vào.
Rồi dì nắm lấy tay tôi:
- Cháu mau lớn quá. Mới đó mà gần mười lăm năm rồi! Nếu ba cháu không báo trước, chắc dì không nhận ra cháu đâu!
Bác Tám hỏi xen vào:
- Cháu dì ở ngoài quê mới vào đó hả?
- Dạ nó vào thi đại học đó, chị Tám! – Dì tôi đáp với vẻ hãnh diện.
Bác Tám chép miệng:
- Giỏi quá hén! Nhỏ xíu mà đã học tới đại học rồi!
Tôi chẳng hiểu bác Tám khen thiệt hay khen chơi. Thanh niên cỡ tuổi tôi, đứa nào mà chẳng thi đại học. Hay là tại vì bác Tám thấy tôi nhỏ con, tưởng tôi mới mười lăm tuổi. Sau này tôi mới biết bác có một đứa con gái trạc tuổi tôi nhưng mới học tới lớp mười một.
Sau khi hỏi thăm tin tức bà con ngoài quê, dì Ba giục tôi đi nghỉ:
- Cháu đi đường xa chắc mệt. Ra đằng sau tắm một cái cho mát rồi lên gác nằm nghỉ.
Tôi sực nhớ tới dượng Ba:
- Dượng đâu rồi dì?
- À, dượng đi làm ở mãi tận Gò Vấp chiều tối mới về.
Phòng tắm chỉ có cái lu sành hứng nước từ đường ống. Sau hai ngày đi đường mệt mỏi, người ngứa ngáy và đầy bụi, tôi múc nước dội ào ào một cách sảng khoái.
Khi tôi tắm xong, dì Ba dẫn tôi lên gác.
Đó là một căn gác gỗ, rộng chừng sáu, bảy mét vuông, sàn lát ván mỏng, bước mạnh một cái là nó kêu “rắc, rắc,” nghe phát ớn. Nằm ngủ, trở mình cũng phải trở mình nhè nhẹ nếu không muốn gây ra tiếng động.
- Nghe tin cháu sắp vào, dì đã dọn sẵn căn gác này cho cháu. Tối cháu ngủ trên này. Buổi trưa hơi nóng, cháu có thể xuống dưới nhà nằm! – Dì tôi hướng dẫ n cặn kẽ – Học bài cháu ra đằng trước ngồi học. Bữa nay dì hơi nhức đầu nên ở nhà chứ thường ngày dì dượng đều đi làm hết, nhà không có ai, tha hồ mà học. Còn muốn học trên này thì ngồi ở đây…...
« Trước1234...20Sau »
Cùng chuyên mục
Chưa có bài viết
Bạn đã xem chưa?
Chưa có bài viết
twitter - facebook
BBCode:

Link:
Trang chủ - Giới thiệu - Điều khoản - Chính sách - Liên hệ